"> ">

Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi

Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi

Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi

Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi

Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi
Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi

Tin Tức

Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi

22-12-2016 01:27:38 PM - 2732

Vụ cháy tại căn nhà số 453/6 đường Lê Văn Sỹ (phường 12, quận 3) vào khoảng 0 giờ ngày 16-12 đã cướp đi sinh mạng của sáu người trong một gia đình, trong đó có ba cháu nhỏ từ 1 đến 7 tuổi. Quặn lòng hơn khi nghe những người hàng xóm kể lại rằng, vào thời điểm phát hiện ra vụ cháy, họ bất lực đứng ngoài nghe những tiếng kêu cứu liên tục vọng ra từ bên trong rồi lịm dần khi ngọn lửa bao trùm toàn bộ tầng trệt căn nhà.

Kết quả khám nghiệm hiện trường của cơ quan chức năng cho biết, căn nhà bị cháy có diện tích khoảng 106 m2, gồm một tầng trệt, một gác lửng và một tầng lầu. Vụ cháy đã thiêu rụi gần như toàn bộ tầng trệt của căn nhà cùng sáu xe máy, hai xe đạp và nhiều tài sản khác.

Hậu quả nặng nề của các vụ cháy, nổ không chỉ ập xuống các căn nhà trong hẻm nhỏ, mà ngay những căn nhà nằm ở mặt tiền của phố lớn cũng không thoát khỏi “bà hỏa”. Hai người chết, một người bị thương nặng, toàn bộ căn nhà rộng hàng trăm mét vuông chỉ còn trơ khung sắt… là hậu quả của vụ cháy ngày 28-11 tại đường Hồ Bá Phấn (quận 9). Trước đó, vụ cháy tại số nhà 423 Lũy Bán Bích (quận Tân Phú) cướp đi sinh mạng của bốn người đang ở độ tuổi sung sức nhất của cuộc đời.

Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau ở lại. Bài học kinh nghiệm được lực lượng phòng cháy, chữa cháy (PCCC) rút ra là bên cạnh các yếu tố như nguồn nước chữa cháy, thông tin và cách xử lý bước đầu của lực lượng tại chỗ, thì yếu tố quan trọng hàng đầu chính là sự phối hợp nhịp nhàng giữa lực lượng tại chỗ với lực lượng cảnh sát PCCC trong tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC. Đây là giải pháp rất quan trọng nhằm góp phần nâng cao kiến thức lẫn kỹ năng cho lực lượng tại chỗ để khi có sự cố xảy ra lực lượng này có thể xử lý kịp thời, đạt hiệu quả cao, ngăn chặn được sự lan rộng của đám cháy ngay từ khi mới phát sinh, qua đó, giảm đáng kể thiệt hại.

Theo thống kê sơ bộ, trong 11 tháng năm 2016, trên địa bàn TP Hồ Chí Minh đã xảy ra 2.223 vụ tai nạn, sự cố, cháy nổ..., nhiều hơn so với cùng kỳ năm 2014 và 2015. Đại tá Trần Thanh Châu, Phó Giám đốc Cảnh sát PCCC thành phố Hồ Chí Minh thừa nhận, hậu quả vụ cháy vừa xảy ra một lần nữa cho thấy có những “tai họa đã được báo trước” nhưng vẫn chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Cũng theo Đại tá Trần Thanh Châu, TP Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất nước, hình thành, phát triển trong thời gian dài cho nên có hàng triệu cơ sở, hàng trăm tuyến phố có nguy cơ cháy, nổ cao. Nhiều căn nhà được thiết kế chống trộm, khóa đến ba lớp cửa, lối thoát nạn lại được hàn khung sắt để bịt tất cả cửa phụ, cho nên nếu xảy ra cháy, hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.

Để phòng, chống cháy, nổ hiệu quả, Cảnh sát PCCC thành phố đang triển khai việc kiểm tra đồng bộ về an toàn PCCC tại những khu dân cư có nguy cơ cháy, nổ cao; tăng cường giám sát mọi hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh ka-ra-ô-kê, vũ trường, trung tâm thương mại, địa điểm vui chơi…Trước mắt, Cảnh sát PCCC thành phố đã tham mưu UBND thành phố Hồ Chí Minh thành lập Ban Chỉ đạo PCCC nhằm xử lý các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ có nguy cơ cháy, nổ cao đang nằm xen lẫn trong các khu dân cư. Về lâu dài, Cảnh sát PCCC thành phố sẽ phối hợp Sở Xây dựng ban hành các quy chuẩn, quy chế xây dựng nhà, cơ sở hoạt động nhằm bảo đảm an toàn, tuân thủ đúng pháp luật.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh Tất Thành Cang lưu ý, vụ cháy vào rạng sáng 16-12 đã báo động nguy cơ cháy, nổ cao, nhất là trong dịp Tết sắp tới có nhiều chương trình đón Xuân, lễ hội… Các sở, ngành phải kiểm tra kỹ công tác bảo đảm an toàn PCCC, không để sự cố đáng tiếc xảy ra. Ngành điện lực thành phố phối hợp chính quyền các quận, huyện khảo sát, xử lý các khu dân cư chưa bảo đảm an toàn điện, đặc biệt lưu ý các bó dây dẫn đang khá lộn xộn ở nhiều địa điểm. Các cơ quan chức năng phải hoàn tất thực hiện mọi việc trước Tết Nguyên đán 2017; nơi nào để xảy ra sự cố cháy, nổ thì Chủ tịch UBND quận, huyện địa bàn đó sẽ là người chịu trách nhiệm.

Theo khuyến cáo của Cảnh sát PCCC, khi xảy ra cháy, người dân phải cúi thấp người hoặc bò sát trên nền nhà khi di chuyển. Để chống nhiễm khói, nên lấy khăn thấm nước che kín miệng và mũi để lọc không khí khi hít thở hoặc sử dụng mặt nạ chống khói. Muốn thoát ra khỏi đám lửa, dùng chăn, mền nhúng nước trùm lên người và chạy nhanh ra ngoài, tránh để lửa bén vào trang phục. Cần nhanh chóng di chuyển đến lối thoát nạn an toàn là lối ra không bị khói, bụi, sản phẩm cháy che phủ, không bị các tác động nguy hiểm của đám cháy uy hiếp tới tính mạng… Nếu bị lửa làm cháy quần áo, phải ngừng chuyển động, che mặt, nằm xuống và lăn qua, lăn lại cho đến khi lửa được dập tắt…

Các tin khác

Tin Tức & Sự Kiện

Bộ Công an chỉ đạo siết an toàn cháy nổ, đình chỉ hoạt động các cơ sở không bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Bàn giải pháp đảm bảo an toàn PCCC các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ
Chiều 20-12, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị đánh giá thực trạng và...
Năm 2016: Cả nước xảy ra 3006 vụ cháy, nổ làm 98 người chết
Đó là những con số được nêu ra tại Hội nghị đánh giá thực trạng và đề xuất...
Ngọn lửa rụi đi, nỗi đau còn mãi
TP Hồ Chí Minh luôn đặt công tác phòng, chống cháy, nổ là nhiệm vụ quan trọng hàng...
Điểm lại những vụ cháy kinh hoàng dịp cuối năm ở TP.HCM
Vào những ngày tháng cuối cùng của năm 2016, trên địa bàn TP.HCM liên tiếp xảy ra...
Số người chết cháy tăng hơn một nửa so với năm ngoái
Bộ Công an chỉ đạo siết an toàn cháy nổ, đình chỉ hoạt động các cơ sở không...
Cháy nổ kho hóa chất ở Sài Gòn
Lửa bùng lên dữ dội từ kho hóa chất ở quận 9, nhiều vật dụng văng tứ tung sau...
Cảnh sát PC&CC thành phố Hồ Chí Minh tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng công tác
Tổng kết công tác năm 2016 và triển khai phương hướng công tác trọng tâm năm 20...

Video